Ngày 2-6: Tai nạn giao thông tăng đột biến, 132 người thương vong Tổng hợp số liệu của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67)- Bộ Công an cho thấy tai nạn giao thông đã tăng đột biến trong ngày 2-6 với 112 vụ, làm chết 61 người và bị thương 71 người. Nếu so sánh với những ngày gần đây, số vụ tai nạn, số người chết và bị thương trong ngày 2-6 đã tăng đột biến, gấp đôi ngày thường. Trước đó, ngày 30-5 cả nước xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông, làm chết 19 người, bị thương 20 người; ngày 29-5 đã xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông làm chết 13 người, bị thương 22 người; 28-5 xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông làm chết 22 người, bị thương 19 người; ngày 27-5 xảy ra 59 vụ, làm chết 31 người và bị thương 39 người (đường sắt xảy ra 1 vụ khiến 1 người chết). | |
Người kế toán thuế trọn gói sử dụng đôi khi không biết mình đội mũ giả Sợ bị phạt oan Theo ghi nhận của PV rất nhiều người tham gia giao thông vẫn sử dụng những chiếc MBH khá mỏng mảnh được bày bán ở các vỉa hè trên đường phố Hà Nội. Không biết đội MBH kém chất lượng hoặc có biết cũng không sợ vì rất thiếu căn cứ nhận biết đâu là mũ thật đâu là mũ giả là câu trả lời của người dân trước ngày Nghị định 171 có hiệu lực. Chị Nguyễn Thị Hoài ở ngõ 282 đường Lạc Long Quân cho biết: Việc để mũ bảo hiểm kém chất lượng lưu hành trên thị trường là trách nhiệm của nhà quản lý chứ không phải của người dân. Xử phạt đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy đội mũ bảo hiểm không đúng quy chuẩn là không khả thi. Vì một cơ quan thực thi pháp luật muốn xử phạt hành vi buôn bán, sản xuất, mũ bảo hiểm không đúng quy chuẩn (mũ giả) phải có kết luận kiểm định của cơ quan chuyên môn. Mà người dân bình thường không thể phân biệt được thế nào là mũ đạt chuẩn hoặc không để mua về sử dụng. Vì vậy cảnh sát giao thông không thể thực hiện hành vi xử phạt khi không có căn cứ xác định lỗi. Lỗi đó chỉ được xác định bởi cơ quan chuyên dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ môn có quyền hạn và trách nhiệm đó là cơ quan kiểm định chất lượng hàng hóa. Ông Đặng Văn Chính ở quận Thanh Xuân cũng cho biết, rất thiếu căn cứ để xử phạt người tham gia giao thông. Bởi muốn phạt, cảnh sát giao thông phải làm biên bản tạm giữ mũ mang đi kiểm định khi có kết luận của cơ quan chuyên môn mới được xử phạt. Ông Chính đặt câu hỏi, sao lại xử phạt người sử dụng khi họ không biết đấy là MBH không đạt chuẩn. Việc để MBH không đạt chất lượng tồn tại trên thị trường thuộc tránh nhiệm của lực lượng quản lý thị trường, các cơ quan chức năng sao lại đè dân ra mà phạt? Đừng bắt người dân trở thành nạn nhân của cách quản lý hiện nay và phải chịu nộp tiền phạt oan trong khi họ không có lỗi. Nhắc nhở tuyên truyền người dân tuân thủ luật Tỏ ra khó lo ngại về việc MBH kém chất lượng vẫn lưu hành trên thị trường Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải cho biết, lực lượng chức năng sẽ tăng cường xử phạt người bán MBH kém chất lượng. Ông Hải khẳng định: "Khi dự thảo này đi vào cuộc sống, chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng quản lý thị trường để kiểm tra, kiểm soát; phối hợp cùng các lực lượng liên quan khác nhằm làm sao loại bỏ được các loại MHB kém chất lượng từ tận gốc sản xuất, nhập khẩu đến lưu thông”. Ông Làm sổ sách kế toán Hải mong muốn người tiêu dùng nên tìm mua những chiếc mũ đạt chuẩn có xuất xứ rõ ràng. Bởi nếu sử dụng nhựa tái chế, không qua các khâu kiểm tra chất lượng sẽ gây nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông. Trả lời câu hỏi liệu Nghị định có khả thi, có xử phạt được người đội MBH giả hay không khi chính những người dân cũng không phân biệt được đâu là mũ thật đâu là mũ giả, Thượng tá Trần Sơn - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn Luật, Điều tra và Xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, đường bộ, đường sắt, Bộ Công an) khẳng định: Không khó để phân biệt mũ giả, thật. Cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể nhận ra mũ thật, giả bằng quan sát tem chứng nhận ghi trên mũ. Tuy nhiên, trong những ngày đầu Nghị định có hiệu lực, lực lượng cảnh sát giao thông cũng sẽ chưa xử phạt ngay mà nhắc nhở, tuyên truyền để người tham gia giao thông hiểu, tuân thủ luật pháp. Nguyên Khánh
|