Gallery

Công chức sẽ phải đi bộ đội

&Ldquo;Hàng năm nước ta có tới hàng triệu thanh niên đến tuổi nhập ngũ, chẳng lẽ kêu cả triệu người vào quân đội. Theo tôi, nên dành số tiền đó để đầu tư cho quốc phòng và quân đội sẽ tốt hơn”.

Nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, còn trong độ tuổi, phải có nghĩa vụ vào phục vụ trong quân đội.

Ngay khi dự thảo được công bố, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, và làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Một dọn dẹp sổ sách trong những luồng ý kiến đó là: Hiện nay, mỗi năm nước ta có cả triệu người trong độ tuổi phải thực hiện NVQS (từ 18 đến 25 tuổi), chẳng lẽ nhất thiết phải gọi đi hết? Nên dành số tiền đó để đầu tư cho quốc phòng thì sẽ hiệu quả hơn.

 Cán bộ, công chức, viên chức là những người đang làm việc ở các cơ quan. Nếu gọi họ đi, thì lấy người đâu để làm việc? Luồng ý kiến này phản ánh một mối lo có thật của những người đang nằm trong số những đối tượng đó: Lo sau khi tham gia NVQS về, chỗ làm việc của mình (nhiều khi là những chỗ rất… thơm tho) đã có người khác thay thế.

Thực tế theo Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đi nghĩa vụ quân sự có tới 90% là con em nông dân, còn các cán bộ, công chức, viên chức đang làm trong đội ngũ chính trị, xã hội gần như không tuyển. &Ldquo;Tới đây chúng ta sẽ phải xem lại vấn đề này để đảm bảo sự công bằng. Và từ năm 2015 trở đi chúng ta sẽ tập trung gọi đối tượng này đi nghĩa vụ quân sự” – ông Thanh nhấn mạnh.

Ngay khi được nêu ra, dự thảo trên đã vấp phải các ý kiến trái chiều. Những ý kiến phản đối cho rằng, trong điều kiện tình hình đất nước như hiện nay có nhất thiết yêu cầu cả công chức, viên chức phải đi NVQS hay không; công chức, viên chức đi NVQS thì lấy ai làm việc...

Ảnh Nguyễn Bảo Hiếu (SN 1991, trường Đại học Bách Khoa) chia sẻ, hiện tại Hiếu chỉ còn nợ 1 môn là ra trường và đang có ý định xin đi làm tại một số nơi.

Bên cạnh đó là một luồng ý kiến khác: Trước nay, đối tượng được gọi đi thực hiện NVQS chủ yếu là từ khu vực nông thôn, có đến 90% là con em nông dân, là những người không có điều kiện học hành, chưa có việc làm trong các cơ quan hay doanh nghiệp. Nếu loại nhóm đối tượng là cán bộ, công chức viên chức… như trên ra khỏi Luật NVQS, là một sự bất công.

Tổ quốc trên hết. Mọi công dân sống trong một đất kế toán giá rẻ nước, đều phải đặt trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc lên hàng đầu. Bởi nước mất nhà cũng tan.

Muốn bảo vệ được đất nước, thì phải được huấn luyện một cách bài bản, kỹ lưỡng. Chính sách NVQS của Nhà nước ta hiện nay, có nguồn gốc từ chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi quân đội vào nhà nông) mà ông cha ta đã thực hiện rất hiệu quả từ thời Trần. Quân lính, sau khi đã được huấn luyện thành thục, sẽ cho về làm ruộng, để khi quốc gia hữu sự, thì toàn dân là lính.

Đó là một chính sách cực kỳ thông minh. Chính nhờ chính sách đó mà trong suốt chiều dài lịch sử, non sông ta vẫn “Vạn thuở vững âu vàng”.

Nỗi lo lắng khi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, phải rời vị trí công tác là nỗi lo của khá nhiều người. Song bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến đồng tình với đề nghị gọi công chức, viên chức đi NVQS để tạo sự bình đẳng.

Ngày nay, khi xã hội không còn là một xã hội thuần nông nữa, việc “ngụ binh” trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, là chuyện rất bình thường. Và nhất là trước hiện tình của đất nước và khu vực hiện nay, thì chính sách NVQS càng trở nên cần thiết.

Trong mấy cuộc chiến tranh vừa qua, hàng kế toán dịch vụ vạn thanh niên từ các cơ quan, xí nghiệp… đã được gọi nhập ngũ. Nhưng chưa có cơ quan nào vì thế mà không hoàn thành nhiệm vụ cả. Đầu tư cho quốc phòng sẽ có tác dụng gì nếu không có con người sử dụng những vũ khí, thiết bị được đầu tư đó một cách thành thục, hiệu quả?

Người thực hiện NVQS chỉ phải tham gia huấn luyện và sống trong môi trường quân ngũ 18 tháng (dự thảo đang đề xuất là 2 năm). Một quãng thời gian rất ngắn trong đời người. Nhưng cái mà họ được thì rất nhiều. &Ldquo;Chất thép” và tính kỷ luật trong quân đội, khi đã trở thành nề nếp thấm sâu trong người, sẽ khiến họ, khi rời quân ngũ, có một cách làm việc nghiêm túc, kỷ cương hơn.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đã là Luật thì không một công dân nào được quyền đứng trên Luật hay đứng ngoài Luật.